Phân loại máy chiếu tốt nhất theo 3 thông số kỹ thuật chính

CN, 11 Th2 2018 12:54:42 +0700 Tác giá : Bi Huong 2544 lượt xem 0

Bất cứ ai cũng biết rằng, 3 thông số quan trọng nhất để hình thành lên chất lượng của một chiếc máy chiếu bao gồm: cường độ sáng, độ phân giải và tỉ lệ tương phản. Cả 3 thông số này đều có sự liên kết mật thiết với nhau. Không những thế, nó còn là yếu tố để người dùng quyết định xem nên dùng máy chiếu với mục đích gì, chọn với mức ngân sách ra sao,.. Chính vì điều quan trọng đó mà hôm nay Tinhte.blog đã quyết định sẽ phân loại các mẫu máy chiếu tốt nhất dựa theo 3 thông số kỹ thuật chính. Cùng tham khảo và bổ sung thêm nhé.

1. Phân loại máy chiếu theo thông số cường độ sáng

Cường độ sáng của máy chiếu được đo bằng chỉ số Ansi Lumen, khi chỉ số này càng cao thì có nghĩa cường độ sáng càng lớn và hình ảnh càng rõ hơn. Tuy nhiên không phải cứ cao là tốt vì thế nên chúng tôi sẽ chia cường độ sáng thành những mức dưới đây:

cường độ sáng của máy chiếu

Dưới 2000 ansi lumen

Phù hợp chiếu với quy mô nhỏ và phòng tối. Những mẫu sản phẩm này có giá thành khá rẻ và đều thuộc phân khúc mini.

Máy chiếu mini Tyco T1800 

Tyco T1800 thuộc phân khúc máy chiếu mini sở hữu nhiều tính năng độc đáo mà các sản phẩm của thương hiệu khác không có. Sở dĩ chúng tôi nói như vậy là vì Tyco T1800 được trang bị hệ điều hành android có chức năng của một thiết bị Android Tivi Box mà vẫn thực hiện đầy đủ vai trò của một chiếc máy chiếu.

Sở hữu cường độ sáng 1800 Ansi Lumen tuy nhiên T1800 lại hoạt động với công nghệ LED nên nó dùng tốt trong nhu cầu như giải trí tại gia với không gian phòng có ít ánh sáng.

Máy chiếu Optoma ML750

Là sản phẩm của thương hiệu Optoma nổi bật trong phân khúc máy chiếu mini. Optoma ML750 có tuổi thọ đèn lên tới 20.000 giờ chiếu, vượt xa các sản phẩm khác cùng thương hiệu.

Ngoài sự nhỏ gọn với trọng lượng chỉ 1,5 kg thì thiết kế bên ngoài của Optoma ML750 còn gây sốc với nhiều chi tiết độc đáo hơn nhiều

So với các mẫu máy chiếu mini khác trên thị trường thì có vẻ Optoma ML750 có độ phân giải khá cao WXGA (1280 x 800), tuy nhiên cường độ sáng lại rất yếu, chỉ đạt 1.500 Ansi Lumens mà thôi.

Từ 2500 – 3800 Ansi Lumen 

Đây là mức cường độ được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Nó thích hợp dùng cho những nhu cầu trình chiếu phòng họp, lớp học hoặc quán cafe. ( Từ 2500 – 3000 Ansi Lumen chỉ sử dụng cho quy mô vừa và nhỏ)

Máy chiếu Optoma PS346

Nằm trong danh sách các sản phẩm bán chạy nhất của Optoma năm 2019 vừa qua, Optoma PS346 có gì mà được người tiêu dùng ưa chuộng như thế?

Mặc dù có độ phân giải không phải là con số quá cao, chỉ đạt SVGA (800 x 600) tuy nhiên bù lại cường độ sáng lên tới 3700 Ansi Lumens nên Optoma PS346 vẫn đáp ứng được các mục đích sống của người dùng. Hơn nữa, với giá thành quá rẻ so với các tính năng mà nó sở hữu nên đây chính là lý do mà thiết bị trình chiếu không dây PS346 được ưa chuộng tới thế.

Máy chiếu Sony VPL-EX430

Nhược điểm duy nhất của thiết bị này chính là cân nặng khá lớn khoảng 3,8 kg vì thế nếu bạn muốn mua để di duyển nhiều thì không nên sử dụng.

Nếu như nhược điểm của Sony VPL-EX430 chính là cân nặng thì cường độ sáng chính là ưu điểm, chỉ số cao nhất đạt 3200 Ansi Lumens cộng thêm công nghệ LCD giúp hình ảnh trở nên sống động và chân thực hơn bao giờ hết ( kể cả chiếu trong môi trường có nhiều ánh sáng). Chính vì ưu điểm này mà Sony VPL-EX430 được ưa chuộng trong hầu hết các văn phòng hiện nay.

Nếu so sánh Sony VPL-EX430 với Optoma S341 về tính năng và đặc điểm thì có thể nói là một chín một mười nhưng nếu xét về giá thành thì Sony VPL-EX430 có đắt hơn một chút. Nếu như bạn là người thích sản phẩm giá rẻ thì Optoma S341 chắc chắn sẽ được ưa chuộng hơn.

Từ 4000 Ansi Lumens trở lên

Những mẫu máy chiếu siêu sáng này sẽ chỉ được sử dụng trong các không gian cực rộng như phòng hội nghị, các hội trường, buổi hòa nhạc hoặc giảng đường cực rộng.

Máy chiếu Panasonic PT-VX420

Máy chiếu được thiết kế với các đường nét sang trọng, độc đáo với độ ồn thấp rất thích hợp sử dụng trong các môi trường cần sự yên tĩnh cao.

Có cường độ sáng 4500 lumens tỉ lệ nghịch với độ tương phản 12000 : 1 nhưng vẫn cho hình ảnh rõ ràng và tươi sáng. Người dùng có thể điều chỉnh góc nghiêng với chỉnh vuông hình tùy theo ý thích

Máy chiếu Panasonic PT-VX420 sở hữu bóng đèn có tuổi thọ 7.000 giờ, tuy ít nhưng đây là con số đặc trưng của thương hiệu này.

Máy chiếu Epson EB-2255U

Sở hữu cường độ sáng 5000 Ansi lumens, tích hợp công nghệ LCD tạo nên khung hình cực sáng và sinh động nhưng với trọng lượng 4,3 kg thì Epson EB-2255U chỉ có thể đặt cố định tại một vị trí thôi.

Thiết bị được hỗ trợ các cổng kết nối đa dạng, tích hợp trình chiếu không dây vô cùng tiện dụng.

2. Phân loại máy chiếu theo thông số độ phân giải 

Độ phân giải là một trong 3 yếu tố chính để tạo nên chất lượng của hình ảnh. Khi độ phân giải càng cao thì hình ảnh càng chân thực và rõ nét hơn.

So sánh HD, Full HD và Ultra HD, các sản phẩm điển hình cho 3 độ phân giải này - 3

Tất cả các mức phân giải của máy chiếu bao gồm: VGA (640×480), SVGA (800×600), WVGA (854×480), XGA (1024×768), HD (1280×720) WXGA (1280×768), UXGA (1600×1200), SXGA (1280×1024), SXGA+(1400×1050), FULL HD (1920×1080), QXGA (2048×1536), 4k (4096 x 2160)

Dưới đây là những sản phẩm nổi bật được chia theo độ phân giải cụ thể:

– VGA (640×480): máy chiếu Unic UC30 ( dừng sản xuất), 3M Mpro 150,..

– SVGA (800×600) và WVGA (854×480): Optoma S341, Epson EB-S41, Infocus IN220, Tyco T1800, Infocus IN112XV, Optoma PJ668S …

– XGA (1280×768) – đây là mức phân giải phổ biến nhất bao gồm các sản phẩm sau: Optoma X341, Optoma PX689, Hitachi ED-27X, Sony VPL-DX241, Sony VPL-EX233,..

– Độ phân giải HD: Hitachi CP-EW300, Panasonic PJD5353LS,

– WXGA (1280×768):  Panasonic PT-VW350, Tyco T35A, Tyco T7+, ViewSonic PS750W,…

– UXGA (1600×1200), SXGA (1280×1024) và SXGA+(1400×1050) thường sẽ là độ phân giải nén gồm có các mẫu máy sau: máy chiếu Hitachi CP-EX302N, Hitachi CP-EW300,..

– WSXGA (1920×1080) ( hay còn gọi là Full HD): may chieu Optoma EH341, ViewSonic PX800HD, Optoma HD29, Sony VPL – FHZ700L, Vivitek DH976-WT..

– QXGA (2048×1536) ( hay còn gọi là độ phân giải 2K) và 4k (4096 x 2160): Sony LSPX-A1, Panasonic PT-RQ13KU, Vivitek HK2288, BenQ W1700,..

3. Phân loại máy chiếu theo thông số tỷ lệ tương phản

Tỷ lệ tương phản của máy chiếu được đo bởi cấu trúc: số màu đen trắng/1 step. Càng nhiều step thì hình ảnh càng có độ sâu. Để hiểu rõ hơn về tỷ lệ tương phản của máy chiếu, vui lòng xem tại đây

độ tương phản của máy chiếu

Phân loại các loại máy chiếu tốt nhất theo tỷ lệ tương phản:

– Độ tương phản 500:1: Sanyo PLC-XD 2200, Panasonic PT-LB90NTEA, EIKI LC-WB42NA, ..

– Độ tương phản 1000:1: Panasonic PT-LB330A, 3M X90, Canon WUX4000, 3M X95i,…

– Độ tương phản 1500: 1: Tyco 1800, Tyco T2800A, Tyco T2500,..

– Độ tương phản 2500: 1: Tyco D1600, Hitachi ED-27X, Sony VPL-DX120, Sony VPL-DW120, Panasonic PT-D6710E,..

– Độ tương phản 3500:1: Tyco T7+, Tyco T35A, Sony VPL-DX270, Panasonic PT-VW440, Panasonic PT-VW430, ..

– Độ tương phản 5000: 1: Panasonic PT-VX600, Epson EB-4650, EPSON EB – G7805

– Độ tương phản 20000:1: Optoma S341, Optoma X341, …

Trên đây là một số tổng hợp những chia sẻ của Tinhteblog về các mẫu máy chiếu đã và đang hot được chia theo 3 thông số kỹ thuật chính. Từ những chia sẻ này mong rằng bạn sẽ có chút gợi ý để lựa chọn sản phẩm sao cho ưng ý với mình nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
'

Để lại một bình luận

Don’t worry spam! We hate it