Máy chiếu là thiết bị công nghệ có thể hiển thị dữ liệu với kích thước lớn. Do nhu cầu trình chiếu ngày càng tăng cao nên trên thị trường cũng khá đa dạng các dòng máy chiếu. Đặc biệt trong những năm gần đây, dòng máy chiếu tương tác đang nhận được khá nhiều sự quan tâm. Tuy rằng là một khái niệm khá mới mẻ nhưng chúng khá hữu dụng trong giáo dục, văn phòng. Vậy thực chất dòng máy chiếu tương tác này là gì?. Và có thể dùng cho những mục đích như nào?. Hôm nay tinhte.blog sẽ chia sẻ đến các bạn những điều cần biết về dòng máy chiếu này.
Nội Dung Chính
1/. Máy chiếu tương tác là gì?
Khái niệm máy chiếu tương tác là gì?
Máy chiếu tương tác có thể hiểu một cách nôm na là một máy chiếu tích hợp công nghệ tương tác thông minh. Cho phép người dùng có thể thao tác ghi chú, vẽ hay viết trực tiếp lên hình ảnh hiển thị trên màn chiếu, tường hoặc bảng trắng. Máy chiếu tương tác còn được biết đến với tên gọi Interactive Projector về cơ bản chức năng giống với bảng tương tác. Điều này cho phép người trình bày tương tác với hình ảnh được chiếu bằng bút trình chiếu hoặc bằng một ngón tay.
Nguyên lý hoạt động của máy chiếu tương tác
Về nguyên lý hoạt động cơ bản cũng giống như bảng tương tác nhưng vẫn có nhiều điểm khác ưu việt hơn. Để máy chiếu tương tác hoạt động được bao gồm: máy chiếu, màn chiếu, bộ sensor định vị cảm ứng, thiết bị chứa dữ liệu (máy tính), các phụ kiện kết nối, loa (nếu cần), phần mềm định vị điểm cảm ứng. Nguyên lý hoạt động của máy chiếu tương tác là khi hình ảnh dữ liệu được hiển thị. Bộ sensor kết hợp phần mềm sẽ định vị điểm cảm ứng, người dùng có thể chạm và điều khiển vào hình ảnh hiển thị.
2/. Điểm nhấn của dòng máy chiếu tương tác
– Đặc điểm nổi bật của máy chiếu tương tác là giúp người dùng có thể tương tác trực tiếp với bài thuyết trình. Chính vì vậy, người xem sẽ dễ dàng tiếp thu nhanh chóng hơn và có thể ghi chú, góp ý hoặc sửa đổi luôn bài thuyết trình.
– Một số máy chiếu tương tác cho phép người dùng tạo bản hình ảnh có thể ghi và phát lại. Đồng thời bạn có thể in hoặc sao chép ngay cả khi có hoặc không có hình ảnh ban đầu.
– Bút tương tác sở hữu tính năng như con chuột máy tính với các tính năng di chuyển như di chuột, chọn trái, chọn phải, click đúp… Đồng thời bạn cũng có thể viết hay vẽ như một cây bút thông thường. Với thiết bị này cho phép giáo viên tương tác với toàn bộ màn hình. Và bút tương tác cho bạn điều khiển từ xa hoặc bằng cách chạm vào màn hình đều có thể đảm nhiệm tốt.
– Máy chiếu tương tác còn có nhiều ứng dụng giải trí hiệu quả, cho thêm tính sử dụng linh hoạt. Những tính năng vượt trội hơn so với những dòng máy chiếu truyền thống hiện nay.
– Dễ dàng kết nối không dây với các thiết bị khác như: Laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh, … Đem đến khả năng kết nối đa dạng và tiện lợi khi bạn trình chiếu mà không bị gián đoạn.
3/. Những ai nên dùng máy chiếu tương tác
Các dòng máy chiếu tương tác hiện nay thường được sử dụng cho các lớp học và văn phòng. Việc ứng dụng thiết bị trình chiếu vào việc thuyết trình, giảng dạy hay công việc. Sẽ giúp bài giảng hoặc thuyết trình trở nên sinh động và dễ hiểu hơn. Cụ thể như: Dành cho văn phòng các công ty kiến trúc, xây dựng, thiết kế đồ họa… trong các buổi họp và gặp khách hàng. Khi cần ghi chú hoặc sửa đổi các bản thiết kế ngay tại chỗ. Và đặc biệt trong đó các trường học có thể áp dụng máy chiếu tương tác vào giảng dạy.
Ứng dụng máy chiếu tương tác trong giáo dục
Dòng máy chiếu này được sử dụng nhiều ở các trường học mầm non và tiểu học. Cho bài giảng sinh động từ văn bản, hình ảnh, video cho các bé có thể dễ dàng tiếp thu bài giảng hơn. Nhằm đem đến sự tương tác trực tiếp với các bé, giúp bé kích thích sự sáng tạo, hứng thú trong học tập. Giáo viên có thể tạo ra trang mới để giảng dạy giúp tiết kiệm thời gian lên lớp mà học sinh vẫn có thể tiếp thu bài nhanh chóng. Việc trang bị máy chiếu tương tác trong giảng dạy là việc hết sức cần thiết cho nền giáo dục hiện nay của chúng ta.
4/. Phương thức hoạt động của máy chiếu tương tác hiện nay
4.1. Máy chiếu tương tác bằng bút
Máy chiếu tương tác bằng bút ngoài được thiết kế của dòng máy chiếu thông thường thì còn được tích hợp một máy ảnh đặc biệt. Khi sử dụng bút tương tác trên hình ảnh chiếu, bút sẽ phản chiếu ánh sáng hồng ngoại đến máy ảnh. Đầu bút có gắn hồng ngoại để nhận diện được điểm tương tác, phản ánh trở lại hình ảnh chiếu chính.
4.2. Máy chiếu tương tác bằng tay
Phương thức máy chiếu tương tác bằng tay hiện nay là giải pháp tương tác số 1 hiện nay. Có thể thay thế cho giải pháp máy chiếu thông thường và bảng tương tác. Máy chiếu tương tác bằng tay được tích hợp camera với module tương tác hỗ trợ và nhận tiếp xúc ngón tay. Cho phép người dùng trình chiếu và thao tác trên hình ảnh được hiển thị. Với tính năng hỗ trợ cảm ứng đa điểm, có thể lên tới 10 điểm cùng lúc. Cho phép nhiều người dùng có thể tương tác cùng lúc khá phù hợp cho nhu cầu giảng dạy. Đồng thời cũng có thể lưu lại dữ liệu vừa tương tác đó để sử dụng cho lần sau.
5/. Top máy chiếu tương tác nên mua nhất hiện nay
5.1. Máy chiếu Viewsonic PS750W
ViewSonic PS750W là một giải pháp toàn diện để trình chiếu cho trường học hiện nay. Với khả năng trình chiếu lên tới 100 inch từ một khoảng cách chỉ 0,16m. Sở hữu chức năng tương tác phù hợp cho những mục đích giảng dạy trong lớp học. Giúp bài giảng trở nên sinh động hơn và học sinh có thể dễ dàng tương tác ngay trên hình ảnh chiếu. Máy chiếu Viewsonic PS750W sở hữu độ sáng 3300 Ansi Lumens, độ phân giải chuẩn WXGA (1280×800), tương phản 10,000:1. Chất lượng hình ảnh mang lại khá tốt với chi tiết ảnh, văn bản hiển thị rõ ràng. Được trang bị loa âm thanh có công suất 10W cung cấp âm thanh sống động.
5.2. Máy chiếu Epson EB-695Wi
Epson EB-695Wi tích hợp chức năng tương tác, phù hợp với nhu cầu sử dụng cho văn phòng, lớp học. Sở hữu cường độ sáng 3.500 lumens, độ phân giải thực WXGA (1280×800), độ tương phản 14,000:1. Máy chiếu Epson EB-695Wi là giải pháp giảng dạy sáng tạo với kích thước màn hình lớn lên tới 100 inch. Được thiết kế để tăng cường khả năng học tập hiệu quả cho học sinh và sinh viên. Máy chiếu này cung cấp khả năng tương tác tối đa bằng cách kết hợp chạm ngón tay với khả năng bút kép.
5.3. Máy chiếu Panasonic PT-TW351R
Trình chiếu gần với khoảng cách 1 mét có thể chiếu khung hình lên đến 100 inch. Với tính năng trình chiếu không dây mở rộng, giúp bạn có thể kết nối không dây dễ dàng với các thiết bị như máy tính latop, máy tính bảng, smartphone. Với cường độ sáng 3,300 Ansi Lumens và tỷ lệ tương phản 16,000:1, máy chiếu Panasonic PT-TW351R cho hình ảnh sắc nét, sống động. Kết hợp với phần mềm LightPen3 sở hữu tính năng bút kép với chế độ một nửa hoặc toàn màn hình. Cho phép tối đa hai người thuyết trình cùng một lúc thao tác mượt mà nhanh chóng và lưu lại hình ảnh đã tương tác.
Để lại một bình luận