Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị cho con vào lớp 1 của Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam

T6, 06 Th7 2018 09:27:11 +0700 Tác giá : Blog tinhte 31690 lượt xem 0

Một năm học mới lại sắp đến các bậc phụ huynh luôn có con lên lớp 1 sẽ có nhiều vấn đề cần chuẩn bị cho con vào lớp 1 sắp tới.  Vậy các bậc phụ huynh cần chuẩn bị những gì cho tiền học đường cho bé trước khi bước vào lớp 1. Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị của một bà mẹ đã chuẩn bị rất tốt cho một cậu bé được hầu hết người Việt Nam biết đến. Đó chính là chị Phan Hồ Điệp mẹ của thần đồng bé Đỗ Nhật Nam. Các mẹ có thể tham khảo và chuẩn bị các bé trước khi bước vào lớp 1 nhé.

lớp 1

1- Chuẩn bị những kỹ năng tiền học đường

Như những kiến thức mà mẹ của Bé Nhật Nam chia sẻ thì sẽ áp dụng việc Giáo Dục sớm cho bé nhưng không ủng hộ việc “ Tiểu học hóa” cũng như không mong muốn dạy con trẻ sớm biết viết và biết đọc. Khoảng thời gian bé Nhật Nam 5 tuổi thì mẹ của bé chỉ tập trung dạy bé những kỹ năng tiền học đường như:

Bài viết liên quan:

 

Dạy con biết cách quan sát:

Mẹ của bé cho rằng, Việc quan sát sẽ luôn mang đến lợi ích rất nhiều cho việc phát triển tư duy nên luôn kiên trì dạy bé quan sát từ nhỏ. Khi bé sang tuổi thứ 5 thì việc quan sát trở nên có mục đích hơn và cũng như được giao mục đích cụ thể. Ví dụ: Khi cho Nam đi chơi công viên mẹ của bé luôn đặt ra cho bé những câu đố. thường đố bé tìm những loại hoa mọc trong bãi cỏ xem những loại hoa đó như thế nào, hay hỏi bé những cây dây leo bám trên cây cổ thụ xem chúng sống được nhờ đâu.

đỗ nhật Nam

Chị Phan Hồ Điệp cùng con trai thần đồng Đỗ Nhật Nam

Những gì mà bé thấy được ở công viên về nhà sẽ được mẹ của bé sẽ giải thích thêm thông qua sách vở. Không chỉ quan sát quang cảnh thiên nhiên mà còn dạy cho bé cách quan sát những hành vi, hoạt động của mọi người xung quanh và chỉ cho bé thấy đâu là những việc làm tốt,  những việc làm chưa tốt…Cho bé tìm điểm khác biệt và nhận xét về vấn đề.

Các mẹ luôn muốn kết hợp những kỹ năng quan sát và phát triển ngôn ngữ. Mẹ của bé luôn thực hiện quan sát theo một quá trình như:  Nêu ra nhiệm vụ quan sát cho bé, hướng dẫn quan sát, đặt ra câu hỏi, và kể lại thật hấp dẫn những gì quan sát được. Khi thực hiện quan sát theo cách đó sẽ khiến việc quan sát của bé như một bài học, tất nhiên bạn có thể bảo con bạn có thể quan sát bất cứ thứ gì con thích kể lại cho mẹ nghe.

Trước đây có một mẹ nào đó có nhắc đến việc bé quan sát Bắp Cải và đặt ra câu hỏi tại sao là bắp cải lại cuộn vào nhau. Lá ngoài cùng có màu xanh đậm nhưng lá bên trong lại có màu nhạt hơn. Điều này  rất thú vị việc quan sát này sẽ giúp bé hòa hợp với thiên nhiên, và mọi người hơn cũng như đã sẵn sàng hơn để tự tin bước vào lớp 1.

 

Cách dạy con khả năng tập trung:

Đối với các bé thì là tuổi vui chơi là chính nên khi chuyển sang học tập thì việc để các bé có thể tập trung suốt cả thời gian học một tiết thì thật là khó khăn. Vậy nên mẹ của bé sẽ luyện tập cho luyện tập sự tập trung bạn đầu dưới dạng trò chơi, Những trò chơi áp dụng cho bé đều được ghi lại vào các cuốn tự truyện của mình. Những trò chơi phổ biến là: Cho sóc vào trong hang. Hai chân bé được bố lồng trong cái bao tải, gọi là “nhốt sóc”, sau đó sẽ giao một nhiệm vụ gì đó cho bé thực hiện. Bé sẽ làm theo đúng thời gian quy định. Nếu trong khoảng thời gian đó, Bé không ngọ nguậy, không xin đi lại, và làm đúng nhiệm vụ được giao, thì Bé sẽ thắng.

Cứ thế, dần dần tăng thời gian “nhốt sóc”. Khi Nam đã có thói quen ngồi tập trung, mình bắt đầu nghĩ ra những nhiệm vụ mà Nam thấy hứng thú nhất và không cần nhìn vào đồng hồ như trước nữa. Mình để Nam làm tự do. Khi Nam kết thúc công việc, mình tính giờ và nói xem Nam đã ngồi tập trung được trong bao lâu. Bé rất hứng thú với kết quả được tăng dần theo mỗi ngày. Ngay cả trong quá trình chơi thì bố mẹ nên hướng bé đến những hoạt động có tính học tập. Tất nhiên việc chơi bao giờ cũng dễ hơn việc học rất nhiều.

 

Dạy con cách ngồi học đúng tư thế:

Ngồi học đúng tư thế là điều mà các bậc phụ huynh luôn trăn trở khi các con bước vào cấp tiểu học. Ngồi học đúng tư thế không chỉ giúp các bé học tốt hơn và còn giúp bé giữ gìn đôi mắt. Mẹ của bé Nhật Nam cho biết bé dùng máy tính nhiều, đọc sách nhiều nhưng thi lực của bé luôn rất tốt, luôn đạt 10/10. Mẹ của bé còn treo thêm một bảng dạy cho bé tư thế ngồi học đúng cách cũng như tư thế ngồi học  ở một vị trí trước bàn học của bé. Tập cho bé cách ngồi đúng tư thế kể cả khi bé tập vẽ hay tô màu. Bạn cũng có thể áp dụng chơi trò chơi với bé như: Một người đếm 1,2,3, người kia phải ngồi ngay vào bàn và theo đúng tư thế, nếu ai làm chậm hoặc ngồi không đúng là sẽ thua.

tư thế ngồi học đúng

Dạy con các kỹ năng giao tiếp:

Khi bước vào lớp 1 thì bé sẽ bước vào một cấp học mới, lớp học mới, bạn bè mới thì bé cần có kỹ năng giao tiếp của bé là một điều quan trọng. Nên dạy các bé cách giao tiếp như các lời nói cơ bản như lời xin lỗi, cảm ơn, giới thiệu bản thân, cách bày tỏ ý kiến của mình trong các hoạt động…Những điều này hãy làm điều này cần thực hiện thường xuyên từng ngày để bé có thể ghi nhớ và tự giác thực hiện.

 

Dạy con cách làm việc nhóm:

Làm việc nhóm là một điều quan trọng và rất tốt cho bé. Các mẹ có thể cho bé chơi các trò chơi với các bạn gấu hay bạn thỏ…trong đó mỗi hôm một bạn sẽ giao nhiệm vụ gì đó và “cả nhóm” cùng hoàn thành. Có hôm “bạn Gấu” giao nhiệm vụ, Có hôm bé sẽ là người chủ trì. Qua đó, mình hướng dẫn bé cách nêu nhiệm vụ, cách thực hiện nhiệm vụ và báo cáo lại kết quả. Thực tế hiện nay các bé rất thông minh như khi bé không hợp tác thì sẽ gặp khó khăn khi thực hiện công việc. Các mẹ hãy dành thời gian chú ý đến những lúc các bé tham gia trò chơi với các bạn thì hãy lặng lẽ quan sát và ghi nhận những ưu điểm và khó khăn của con bạn và góp ý với bé.

 

Dạy con “chơi” với các con chữ:

Cách này là chỉ dạy các bé “chơi” với các con chữ chứ không phải dạy học cho bé đâu nhé. Cho bé nhận biết các chữ cái như ba kiểu chữ viết hoa, viết thường, viết nghiêng. Hãy cho con bạn chơi trò nặn chữ cái, hãy cho con bạn nặn tên của mình để các bé có động lực hơn. Các mẹ có thể dạy con bạn cầm sách, đọc và học thuộc những đoạn thơ, đoạn văn ngắn và dễ. Dạy con phân biệt hướng của các con chữ ( phải, trái, trên, dưới), dạy một số nét cơ bản ( nét khuyết, nét móc, nét thẳng, nét cong, nét móc hai đầu), chơi trò chơi đánh vần…

 

Dạy con cách cảm nhận:

 

Việc cảm nhận của con thì các mẹ nên gắn liền với quá trình quan sát để dễ dàng theo dõi.  Chị Phan Hồ Điệp mẹ của bé Nam dạy bé cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong một bài văn, đoạn thơ hay một quang cảnh thiên nhiên mà bé quan sát được.  Các mẹ có thể cho bé học thuộc lòng một đoạn thơ hay một bài văn ngắn rồi sau đó giải thích cho bé những cái hay cái đẹp trong từng câu chữ trong bài văn đoạn thơ đó.

Các mẹ có thể bắt đầu với trẻ như kiểu: Trong bài “Buổi sáng nhà em” có câu: “Mụ gà cục tác như điên. Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi”. Mình giải thích: Gà mái hay kêu ầm ĩ như một bà lắm lời nên gọi mà “mụ” còn gà trống hay kêu ó o, hệt một đứa trẻ nên gọi là “thằng”, chao ôi thật là một buổi sáng rộn rã và vui tươi.

Chị Phan Hồ Điệp cũng cho biết nhiều lúc bé Nam cũng có nhiều cầm nhận sâu sắc hơn. Như một ví dụ như: trong bài “Nói với em” (Vũ Quần Phương), khổ nào cũng bắt đầu bằng “nhắm mắt”. Nhắm mắt để “nhìn”, để nghe rõ hơn. Nhưng ở khổ cuối thì nhắm mắt rồi lại mở mắt ra ngay là bởi nhắm mắt để nghĩ. Nghĩ về công ơn cha mẹ, thấy cha mẹ vất vả vì mình nên không thể “nhắm mắt” được mà mong muốn “mở mắt” để làm việc gì đó giúp đỡ cha mẹ.

Việc cảm nhận của bé dần đươc tăng độ khó lên nhiều hơn và Các mẹ cũng nên cho bé cảm nhận được về cuộc sống xung quanh nhiều hơn.  Bạn có thể đưa ra những giả thuyết hay hình ảnh, việc thực tế cho bé phát biểu cảm nghĩ về cái đó. Bạn không nên gợi ý nhanh mà chỉ khi nào bé bí quá mới gọi ý để bé có thể cảm nhận và nhận xét được cảm nghĩ của mình.

Nhiều lúc chỉ cần ba bông hoa có màu khác nhau gợi nên “cảm hứng” một giờ học mà các mẹ tạo cho bé về cảm nhận được rồi.

đỗ nhật Nam

Thần đồng Đỗ Nhật Nam

2 – Chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào cấp tiểu học.

Việc chuẩn bị một tâm lý thoải mái và vững chắc cho bé đến trường là điều rất quan trọng. Điều này có thể giúp bé rất nhiều, bé sẽ không bị bỡ ngỡ và e ngại những ngày đầu đến trường mới, lớp mới, bạn mới, thầy cô giáo mới. Vậy các mẹ cần chuẩn bị những gì cho bé.

 

Nói chuyện về trường học:

Các mẹ nên nói chuyện với bé vào các buổi tối, khi đi dạo hay trước khi lên giường đi ngủ. Các mẹ hãy nhẹ nhàng nói về những quy định, những quy tắc mà học sinh phải thực hiện, những sự khác biệt của trường tiểu học và trường mẫu giáo, những niềm vui khi được đến trường.

Trong những lần nói chuyện cùng bé các mẹ nên nhấn mạnh đến viếc “ khám phá” như khám phá được những điều mới mẻ, hay con sẽ biết đọc chữ, biết viết…Hay con có thể đọc truyện cho mẹ nghe mà không cần nhờ đến một ai khác đọc nữa hay có thể tự tay viết thư cho mẹ mỗi khi mẹ đi xa…

Vấn đề quan trọng ở đây là các mẹ nên “Tô hồng” cho trẻ là trường học là một nơi tuyệt vời, trường học đẹp và hấp dẫn thế nào sao cho những sự việc đó có thể liên quan đến bản thân bé. Và cho bé biết những thứ mà bé nhận được khi đi học, đó là niềm vui, sự khôn lớn, niềm vui của bố mẹ khi chứng kiến bé khôn lớn và trưởng thành từng ngày.

Cùng bé làm thời khóa biểu, trang trí bàn học, chuẩn bị sách vở…

Đây là một việc làm khá quan trọng mà các mẹ không thể nào bỏ qua được nhé. Việc làm này sẽ giúp cho Bé có một tâm lý phấn khởi và cảm thấy việc học sẽ là một sự kiện trọng đại của cuộc đời.

đỗ nhật Nam

Nhật Nam cùng các bạn học ở Mỹ

Cùng bé chơi trò chơi:

“Cơ mà” là câu hỏi mà các bé sẽ hay đặt ra cho các mẹ. Vậy nên bạn hãy chơi một trò chơi với bé bằng việc đề nghị bé nghĩ ra những câu hỏi về trường học bắt đầu bằng chữ “cơ mà”. Ví dụ như: Cơ mà khi muốn đi vệ sinh thì em cần làm thế nào? Cơ mà bạn có không thích chơi với e thì phải làm sao? Cơ mà bị cô giáo phạt thì phải làm sao? Cơ mà khi cô giáo gọi mà em không đọc bài được thì phải làm sao? cơ mà em Viết chữ xấu thì phải làm sao… Nói chung bé có thể đưa ra hàng trăm câu hỏi bắt đầu bằng “cơ mà” cho các mẹ trả lời. Nhiều câu hỏi cũng khiến các mẹ phải cười bắn lên khi các bé hỏi.

Trước những câu hỏi “cơ mà” bé đặt ra thì các mẹ cần giải thích cặn kẽ. Bởi vì thực ra đó chính là một cách giúp bé giải quyết được những tình huống ở trường mà bé có thể gặp phải. Trò chơi này cũng nên áp dụng kể cả khi bé đã đi học để dần hoàn thiện hơn. Bạn cũng có cho thêm những câu hỏi khác để bé hoàn thiện hơn.

Chơi các trò chơi về lớp học:

Trò chơi này rất tốt đối với bé giúp bé mạnh dạn hơn trước khi bước vào lớp 1. Mẹ sẽ đóng vai cô giáo và bé sẽ đóng vai học sinh. Khi mẹ dạy cho bé một điều gì đó thì bé sẽ học cách giơ tay phát biểu và học cách trình bày ý kiến  về vấn đề của mình…Cũng có khi đổi vị trí cho nhau, bé làm giáo viên còn mẹ làm học trò.

Trước khi con bạn bước vào lớp 1 thì bạn không nên nói với bé răng cô giáo này tốt hơn cô giáo kia, trường này tốt hơn trường kia, chuyện học thêm, chuyện bạn này, bạn kia làm toán giỏi và nhanh…Hãy tạo một tâm lý thoải mái tốt nhất cho con cái mình. Bé sẽ cảm nhận được điều đó

Vậy nên trước khi bé bước vào lớp một, bước vào cấp học tiểu học là một bước ngoặt lớn của bé cho sự phát triển sau này. Vậy nên các mẹ cần chuẩn bị về mọi mặt từ vật chất, tinh thần, kỹ năng… thật tốt để bé có một nền móng vững chắc trên con đường học hành sau này. Trên đây là những chia sẻ của Mẹ thần đồng Việt Nam Đỗ Nhật Nam về những gì chị đã chuẩn bị cho Nam trước khi bước vào lớp 1. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con của mình ở độ tuổi này.

3/5 - (2 bình chọn)
'

Để lại một bình luận

Don’t worry spam! We hate it